ĐOÀN KẾT - KỶ CƯƠNG - TÌNH THƯƠNG - PHÁT TRIỂN

Khuyến cáo cách chăm sóc và phòng bệnh đau mắt đỏ

15/09/2023 09:57:35

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Hương Khê đã xuất hiện nhiều trường hợp đau mắt đỏ. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê mỗi ngày tiếp nhận 50-70 ca bệnh đến khám và điều tri. Dịch bệnh đau mắt đỏ năm nay lây lan nhanh, tỷ lệ viêm giác mạc sau đau mắt đỏ cao hơn, lâu khỏi hơn. Vì vậy, mọi người chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh và nếu bị mắc bệnh cần chú trọng chăm sóc mắt và điều trị đúng.

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Hương Khê đã xuất hiện nhiều trường hợp đau mắt đỏ. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê mỗi ngày tiếp nhận 50-70 ca bệnh đến khám và điều tri. Dịch bệnh đau mắt đỏ năm nay lây lan nhanh, tỷ lệ viêm giác mạc sau đau mắt đỏ cao hơn, lâu khỏi hơn. Vì vậy, mọi người chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh và nếu bị mắc bệnh cần chú trọng chăm sóc mắt và điều trị đúng.

          Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, từ đầu tháng 9 đến nay, trung bình một ngày tiếp nhận khám ngoại trú cho khoảng 50-70 bệnh nhân đau mắt đỏ, số lượng tăng cao so với trước đây, trong đó có 12 trường hợp phải nhập viện điều trị do biến chứng viêm giác mạc..

       

                                Bác sỹ CKI. Ngô Đăng Hữu kiểm tra mắt cho bệnh nhân

      Đau mắt đỏ là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là Adenovirus gây ra, bệnh có thể lây lan thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

          BsCKI Ngô Đăng Hữu – Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho biết: “đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

          Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù được phát hiện và điều trị kịp thời nhưng bệnh vẫn gây biến chứng viêm giác mạc, thậm chí gây viêm loét giác mạc (phần lòng đen của nhãn cầu).

                            Viêm giác mạc dạng chấm ở 1 bệnh nhân tự điều trị tại nhà.

       - Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, ví dụ như đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tuyệt đối không ôm hôn người khác nhất là trẻ em. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

          Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu, ... Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, BsCKI Ngô Đăng Hữu – Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho biết thêm.

          Theo BSCKI Nyuyễn Xuân Du – Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê: để phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh, với các biện pháp cụ thể, như sau:

       - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

       - Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

       - Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

       - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

       - Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị để tránh các biến chứng nặng.

        Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng vẫn nên được điều trị sớm để tránh gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến ngay Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

BSCKI Phạm Văn Thành

Tin tức liên quan
...
Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê...

Chiều ngày 27/2, Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê tổ chức buổi toạ đàm nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt...



...
Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê...

Ngày 21/11/2023 Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê phối hợp phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tổ chức...


...
CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN BỊ...

Sáng ngày 02/11/2023, kíp phẩu thuật Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê đã phẫu thuật thành công bệnh nhân...


...
Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê...

Sáng ngày 01/11/2023 Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê tổ chức lễ Chào cờ đầu tháng 11.


...
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện đa...

Ngày 26/10/2023, được sự nhất trí của Đảng ủy, Ban giám đốc, Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê tổ...



  • Bệnh viện ĐK huyện Hương Khê
  • Tổ dân phố 7 - Thị trấn Hương Khê - Hà Tĩnh
  • Điện thoại: 02393.871.455
  • Email: bvdkhuongkhe@hatinh.gov.vn

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

SỞ Y TẾ HÀ TĨNH: 0965.341.616
BV HƯƠNG KHÊ: 02393.871.455
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN: 0983.467.179

© 2020 Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê